Phim Đất rừng phương Nam | Đâu là nguồn gốc của sự tranh cãi?, Phần 1
Vừa coi xong phim Đất rừng phương Nam, đứng trên vị thế là người đã coi qua bản truyền hình 1997 thì cũng phải “khó chịu một chút” do biên kịch đã sửa rất nhiều, tất nhiên việc này phù hợp cho một kịch bản chiếu rạp chỉ vỏn vẹn gần 2 tiếng.
Chính vì việc quá khác với bản truyền hình từ các nhân vật chính và nhân vật phụ, và khác xa tiểu thuyết Đất rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi (bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Nam Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ). Ngoài ra, sau năm 1945, ông Hồ độc bản tuyên ngôn độc lập và ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.
Tuy nhiên, mạch phim này nằm ở khoảng thời gian 1920 – 1930 (thời điểm này có nhiều đoàn, phái hoạt động để chống pháp xâm lược lần thứ nhất), quan trọng hơn Việt Minh chưa thành lập hoặc nếu mạch phim ở năm 1945 thì Việt Minh không có tên gọi chính thức ở miền Nam và hoặc động dưới danh nghĩa (hội kín- người cs tri thức làm cách mạng).
Nếu tìm hiểu một chút về vấn đề kiểm duyệt phim tại Việt Nam, những vấn đề liên quan đến các yếu tố mà nhà quản trị quốc gia cho rằng nhạy cảm thì sẽ có nguy cơ cấm chiếu và hơn thế nữa.
Nghĩa Hoà Đoàn và Thiên Địa Hội
Các đoàn thể này xuất phát từ Trung Quốc, thời kỳ Phản Thanh Phục Minh kéo dài đến tận Cách mạng Tân Hợi (1636–1912). Thời điểm đó, để tránh sự truy đuổi của tộc Mãn Thanh, người Minh Hương đã bỏ quê hương Trung Quốc và đi tìm vùng đất mới trên những chiếc tàu thuyền. Mạc Cửu là một trong những người đó.
Về góc nhìn cá nhân dựa trên hiểu biết lịch sử, vùng đất Nam Kỳ hình thành có công lao rất lớn từ tổng binh trấn Hà Tiên, Mạc Cửu (鄚玖), khi khai hoang vùng đất này từ những năm 1671, Hà Tiên lúc đó gồm (Kiên Giang, Cà Mau và một phần các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu ngày nay).
Và để hiểu thêm vị trí vùng đất Tây Nam Bộ ngày nay, các bạn có thể tìm sách Đại Nam nhất thống chí (chữ Hán: 大南一統志), lười thì tìm kênh Hùng Ca Sử Việt do Đạt Phi Media thực hiện để hiểu thêm vùng đất Nam Kỳ.
Ý nghĩa của các đoàn thể chống pháp trong phim bản điện ảnh.
Cho thấy được thêm về kiến thức và thể hiện được một phần nào đó tinh thần đấu tranh chống lại sự cai trị độc tài của thực dân Pháp, dù là người Việt bản xứ hay người Minh Hương đi chăng nữa cũng một lòng chống thực dân pháp.
Tại sao không phải là Việt Minh của ông Hồ mà lại là các hội đoàn khác của người miền Nam, người Minh Hương (Hoa)?
Tiếp tục là câu chuyện lịch sử, miền Nam nơi có rất nhiều sự ảnh hưởng từ các tôn giáo hội đoàn khác nhau như khờ-me (Khmer), Hoa.., đưa Việt Minh vào không khác gì phim tuyên truyền mà chúng ta hay thấy trên TV mỗi ngày, chắc chắn sẽ bị sạn vì bao năm sống ở Việt Nam, TV chưa bao giờ ngừng kể về công lao của Việt Minh trong vai trò lãnh đạo giới cần lao đấu tranh chống thực dân đế quốc…
Ngoài ra, để phim rộng đường ra quốc tế thu đô-la thì có lẽ chọn cái gì khác đi vừa mang chất miền Nam mà còn thực tế thì việc sử dụng các đoàn thể, đảng phái ở miền Nam là hợp lý.
Chưa bàn tới các chi tiết của các nhân vật trong phim, riêng về vấn đề lịch sử nếu bạn muốn mang nó để đánh giá cho một bộ phim chiếu rạp (điện ảnh) thì đầu tiên phải xem kiến thức về lịch sử của bạn tới mức nào, còn nếu không hãy thưởng thức bộ phim một cách nhẹ nhàng, thư giãn.
Đất rừng phương Nam | Những cảnh phim gây tranh cãi, Phần 2
Về tiểu thuyết Đất rừng phương Nam bản gốc
Nhà văn Đoàn Giỏi viết cuốn tiểu thuyết này dựa theo đơn đặt hàng của Hội văn nghệ Việt Nam viết một tác phẩm về thiếu nhi Nam Bộ, những tình tiết trong cuốn tiểu thuyết này đa số là hư cấu và đề cao lực lượng VM để tuyên truyền CM, nếu ai đã từng đọc sách tiểu thuyết thì sẽ thấy các ngôn từ dùng trong bộ tiểu thuyết này đa số là ngôn từ của miền Bắc, không có ngôn từ nào của miền Nam, mãi sau này mình tìm hiểu thêm về văn hoá và lịch sử thì mới nhận ra sự khác biệt.
Đất rừng phương Nam bản điện ảnh
Bối cảnh phim
Đạo diễn lấy bối cảnh phim là thập niên 1930, để nhận ra điều này người xem có thể nhận thấy quan trang phục của lính Lê Dương – An Nam, trang phục của quân đội Lê Dương là trang phục được sử dụng chính thức cho các đội quân viễn chinh, đánh thuê ở đệ nhứt thế chiến, giai đoạn Pháp đánh chiếm Nam Kỳ lần một.
Người xem và người chưa xem phim mặc định nó phải là năm 1945 theo nguyên tác của tiểu thuyết. Lưu ý, trước năm 1945 không có mặt của VM một cách chính thức ở miền Nam, chính vì vậy bộ phim không có mặt của VM là hoàn toàn hợp lý theo bối cảnh lịch sử, nó đúng theo ý đạo diễn đặt bộ phim ở giai đoạn nào của lịch sử.
Trang phục
Nam Kỳ là vùng đất mới hình thành hơn 300 năm từ các dân tộc: Khmer, Hoa, Kinh,… mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng về tín ngưỡng, tôn giáo và văn hoá. Chính vì vậy, trong bộ phim đã thể hiện được điều đó qua trang phục của các diễn viên, như nhóm người Hoa, Nghĩa Hoà Đoàn mặc trang phục Trung Hoa có nút gài truyền thống, dân thường thì mặc đồ Bà Ba nút bấm, đồ Tây âu phục thì có thầy giáo Bảy…
Người xem trailer và người xem ảnh poster thì chỉ trích tại sao lạ có đồ “ba tàu” trong phim? nếu cảm thấy bị Overthinking thì nên đi xem phim và phải hiểu sâu sắc thêm về lịch sử và văn hoá vùng đất Nam Kỳ.
Thiên địa hội, Nghĩa hoà đoàn
Trong phim truyền hình 1997, cũng có nhắc nhiều đến Thiên địa hội, Nghĩa hoà đoàn cũng như Ông Tiều bị Pháp bắt, trong bản chiếu rạp thì cũng không khác mấy phân cảnh này. Nhiều người, chắc lại bị Overthinking về Thiên địa hội, Nghĩa hoà đoàn do coi phim HongKong nhiều nên khi phim Việt Nam nhắc tới bị tự ái chăng?
Trong phim thể hiện rất nhiều đảng phái, hội đoàn khác nhau cùng ngồi lại để bàn về kế hoạch chống Pháp (cảnh tụ tập trên thuyền để bàn về việc hỗ trợ cướp ngục).
Lưu ý rằng, trong bộ phim này không có một đảng phái nào đứng ra lãnh đạo cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp, mà nó là một tập thể những con người trí thức như thầy giáo Bảy, Hai Thành (ba An), Thiên địa hội, Nghĩa hoà đoàn và các hội kín khác cùng tham gia…
Có nhiều thành phần AK quá khích chưa xem phim và hiểu bối cảnh phim thì bình luận rằng phim xuyên tạc vì không thấy vai trò của VM trong việc lãnh đạo cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp.
Kỹ xảo điện ảnh
Nhiều bạn xem phim điện ảnh thì lại muốn kỹ xảo như phim truyền hình. Ngoài một số cảnh đánh nhau quay kiểu (slow motion) ra thì coi cũng tạm được.
Bác ba Phi (Trấn Thành)
Mạch phim đang hay đến đoạn Trấn Thành diễn vai bác ba Phi thì cá nhân mình thấy TT không hợp với gương mặt (bác ba Phi không nâng mũi, bơm môi và trẻ hoá như vậy được, dù cách diễn tốt nhưng gương mặt thì không phù hợp).
Ngoài ra, bác ba Phi trong bản điện ảnh cũng không phải là nhân vật có nhiều đất diễn và khá mờ nhạt.
Sạn trong phim
- Không khai thác ngôn từ Nam kỳ nhiều hoặc khai thác không tới
- Mỗi lần đánh nhau thì lộn xộn và màu phim tối thui
- Võ Tòng xuất hiện như một vị thần (thần kinh)
- Backdrop của gánh hát Liễu Nam in ở đâu?
Khen phim
- Kỹ xảo âm thanh xuất sắc, phục trang và cảnh quay đẹp.
- Hình ảnh, không ảnh nhiều cảm xúc về vùng đất Phương Nam
- Âm nhạc, nghe là (dính) liền.
Vốn dĩ, tác phẩm gốc đã là hư cấu và sai lịch sử vậy thì tại sao bạn lại khắc khe cho phiên bản điện ảnh cũng “hư cấu”? Phải chăng do bạn đã bị dư luận và số thành phần cuồng AK dắt mũi?
Tóm lại, coi phim là để thưởng thức một tác phẩm nếu bạn mang lịch sử để đưa vào so sánh với phim thì bạn phải xem kiến thức về lịch sử của cá nhân mình, rồi còn phải xem bạn đã học đúng lịch sử chưa.
Về Marketing cho phim
Từ ban đầu, mình thấy đây là một chiến dịch Marketing gây tranh cãi bao gồm các yếu tố gây tranh cãi như dàn diễn viên (Trấn Thành vai bác ba Phi, Tiến Luật vai ông Tiều, Mai Tài Phến vai Võ Tòng), các cảnh quay giới thiệu phim rất ngắn.
Quan sát thấy không có phản hồi bất kỳ nào từ nhà làm phim cho các tranh cãi trên cho đến khi phim công chiếu thì những tranh cãi hoàn toàn tự dập tắt vì kịch bản phim hoàn toàn khác so với bản truyền hình và chuyển sang tranh cãi khác là trong phim có yếu tố Trung Hoa, một tranh cãi thiếu hiểu biết do không học lịch sử của “bò đỏ”.
Cá nhân mình nghĩ phim sẽ thắng lớn về mặt truyền thông, hi vọng một đất rừng Phương Nam phần 2 sẽ Nam Kỳ hơn nữa.